Giá trị văn hóa tâm linh của tục cúng gà ngày Tết – văn, vũ, dũng, nhân, tín
Gà được biết đến như một loài vật gia cầm có mặt trong đời sống hằng ngày và là món ăn không thể thiếu trong các ngày giỗ cúng của người dân Việt Nam. Để hiểu hơn về giá trị văn hóa tâm linh cũng như những tín ngưỡng của tục cúng gà ngày Tết thì mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Ý nghĩa của tục cúng gà trong tín ngưỡng ngày Tết
Gà là một loài vật có mặt trong 12 con giáp nên mang nhiều ý nghĩa và được mọi người xem trọng. Vì thế nên trong các ngày Tết hay những ngày giỗ không thể thiếu một con gà trên bàn thờ tổ tiên để thể hiện lòng tri ân cũng như kính trọng ông bà mình. Theo quan niệm dân gian truyền lại, tiếng gà gáy có thể xua đuổi được ma quỷ vì tiếng gà gáy tượng trưng cho trời sáng, báo hiệu một ngày mới lại đến nên ma quỷ vì thế cũng sợ mà biến đi mất. Ngày Tết mà thiếu gà cũng như cá thiếu nước, bất cứ gia đình nào dù giàu hay nghèo thì đều phải có một con gà để dâng lên cúng bàn thờ.
Tinh thần “văn, vũ, dũng, nhân, tín” được hiểu như thế nào?
Theo như những bức tranh dân gian ngày xưa, các họa sĩ thể hiện hình ảnh những con gà theo 5 đức tính “văn, vũ, dũng, nhân, tín”. Mỗi đức tính đều có những nét riêng thể hiện tinh thần dân tộc và càng làm sâu sắc hơn ý nghĩa trong tục cúng gà ngày Tết. Mào đỏ uy nghi của gà được ví như chiếc mũ quan triều nên mang ý nghĩa đầu tiên là “văn”. “Vũ” là là phong thái, là dáng đi bằng 2 bộ cựa của gà, tượng trưng cho 2 đôi song kiếm với dáng đi như vũ bão.
Tiếp đến là “dũng”, người ta hay dùng gá để đá với nhau vì tính cách của gà rất háo thắng, rất dũng mãnh. Vì vậy, “dũng” ở đây thể hiện một tinh thần hiên ngang, sẵn sàng đối đầu với đối thủ đến cùng. “Nhân” ở đây thể hiện tình thương, lòng nhân ái của gà mẹ dành cho gà con, khi kiếm được mồi lúc nào cũng chia sẻ cho con, luôn bên cạnh chăm sóc đàn con của mình. Cuối cùng là “tín”, là canh đúng thời khắc trong ngày để gáy sáng, đánh thức mọi người dậy. Chỉ một hình ảnh con gà mà họa sĩ đã khắc họa được những nét tinh thần dân tộc mang đậm tính cách Việt Nam.
Cách bày trí trong tục cúng gà ngày Tết
Khi dâng cỗ cúng tổ tiên trong ngày Tết, phải biết cách bày trí và thể hiện hết tấm lòng của con cháu dành cho ông bà. Đối với những cỗ nhỏ trong gia đình, cần phải dâng cả con gà với đầu gà hướng về phía Tổ tiên, để thể hiện tinh thần đầy đủ và tôn trọng ông bà. Hơn nữa, cần phải đặt những bộ phân liên quan đến gà ở bên cạnh con gà như bộ lòng, bộ chân để tất cả lên trên một dĩa cúng. Còn đối với tục cúng gà ngày Tết ở ngoài, nên đặt con gà hướng ra phía ngoài đường để cầu chúc một năm bình yên, nhiều may mắn, xua tà ma quỷ cho gia chủ.
Chỉ cần hiểu rõ về ý nghĩa và những phong tục cúng gà của dân tộc ta từ xưa đến nay là bạn đã chuẩn bị được cho gia đình mình mâm cỗ thật sự thịnh soạn. Tục cúng gà ngày Tết không chỉ thể hiện sự tin tưởng, lòng tri ân mà còn giữ được nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Tag: